Tính Chất Của Các Loại Vải May Balo

Chất liệu vải là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng balo. Vậy chất liệu vải nào may balo là tốt nhất? Trên thực tế, không có một loại chất liệu phù hợp với tất cả mọi người. Để sản xuất ra sản phẩm vải thành phẩm, sợi dệt phải trải qua nhiều quá trình, giai đoạn. Các quá trình khác nhau ảnh hưởng đến cùng một loại sợi theo những cách khác nhau. Để đánh giá loại vải nào tốt, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ đặc tính của vải và điều chỉnh lựa chọn loại vải phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Cùng Hưng Thịnh lựa chọn loại vải phù hợp nhất cho balo của bạn nhé!

Đọc thêm: các loại vải may balo tại đây!

Tính chất của vải

Ở bước đầu tiên, bạn phải xác định đặc tính của từng loại vải. Bạn có thể xét đến các yếu tố vật lý như khối lượng, độ dày, độ bền, độ thoáng khí, hoặc khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, các phẩm chất khác cũng rất quan trọng như tính thẩm mỹ, cảm giác khi sờ vào, hoặc khả năng nhận dạng thương hiệu. Không chỉ vậy, khi chọn vải bạn cần cân nhắc đến chi phí, xuất xứ, sự tác động đến môi trường.

Sau đó, các mục đích này phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Vì một chất liệu khó có thể đáp ứng tất cả mong muốn của bạn, cho nên dựa trên thứ tự ưu tiên này bạn sẽ lựa chọn loại vải đáp ứng được nhiều tiêu chí phù hợp với mong muốn của bạn nhất. 

Những lưu ý về đặc tính của vải: Có rất nhiều cách để đánh giá chất lượng của một loại vải. Trong đó thước đo phổ biến nhất là khả năng chống mài mòn, chống va đập, không có lỗi đường may (lỗi này thường gặp ở những loại vải được dệt không cẩn thận, sợi vải liên kết lỏng lẻo, mật độ thấp, các sợi vải không đồng đều). Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc khả năng chống kéo giãn, khả năng chống xé rách, khả năng chống cắt, khả năng chống bị đâm thủng. Một số các yếu tố khác có thể kể đến là khả năng chịu nhiệt, chống tia cực tím, chống nứt khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, …

Ở bước tiếp theo, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về các chất liệu thường dùng, từ đó thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Bạn càng hiểu kiến thức về vải, khả năng đánh giá và thẩm định thông tin càng tốt.

Thành phần quan trọng nhất của vải dệt là sợi. Những sợi nhỏ tạo nên tấm vải lớn. Tính chất của sợi dệt sẽ ảnh hưởng đến tính chất và đặc điểm của loại vải.

Xơ (Fiber)

Nylon

Kể từ những năm 1970, nylon đã trở thành loại vải phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất balo và hành lý. Loại vải dệt mới này nhẹ hơn, bền hơn, chống mục nát và chống lại các điều kiện khắc nghiệt của môi trường bên ngoài tốt hơn sợi cotton. Về cơ bản, sợi này cũng bền hơn polyester. Nylon thường suy giảm chất lượng khi tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím. Chưa dừng lại ở đó, nylon được nhuộm với hầu hết các màu. Tuy nhiên, các loại nylon khác nhau sẽ cho ra một hiệu ứng màu khác nhau. Do cấu thành từ các chuỗi polyme siêu dài mà nylon 6,6 có xu hướng bóng và sáng hơn so với các loại nylon khác.

Nylon 6,6

Nylon 6,6 được cấu tạo từ các polyme chuỗi dài, có độ bền cao hơn so với các sợi nylon khác. Loại sợi này có khả năng chống mài mòn cao hơn 20%, độ bền khi xé hoặc kéo cao hơn 15% so với nylon thông thường. Nylon 6,6 do thương hiệu Invista sản xuất, có thể gọi là Cordura*.

Khi nhắc đến Cordura, người ta nghĩ ngay đến loại vải nylon với cấu trúc thoáng khí phổ biến vào thập niên 80 của thế kỉ trước. Khối lượng thông thường của vải từ 500 denier đến 1000 denier. Vải Cordura nổi tiếng về độ bền khi sử dụng là balo và các thiết bị khác. Ngày nay, bất kì sản phẩm dệt nào chứa sợi của công ty mẹ Invista đều được gọi chung là Cordura. Vải Cordura xuất hiện ở khắp các nhà máy trên toàn thế giới, các công trình. Đồng thời, vải Cordura còn được pha vào nhiều các sản phẩm dệt may và các sản phẩm chú trọng đến độ bền.

Polyester:

So với sợi nylon, sợi polyester rẻ hơn nhưng kém bền hơn. Polyester có khả năng chống tia cực tím và khả năng chống thấm nước nên nó thường được dùng là các đồ vật ngoài trời như bè, lều, ô. Ngoài ra, polyester có khả năng tái chế cao và mang lại nhiều lợi ích khác cho môi trường do được nhuộm bằng các phương pháp không dùng nước. Vải polyester cho phép in bằng nhiều phương pháp khác nhau như in kỹ thuật số, in lụa, in chuyển nhiệt. Cộng với giá thành hợp lý, polyester là chất liệu phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang nhanh và công nghiệp sản xuất balo trẻ em. Điểm chung của hai ngành này là các sản phẩm rực rỡ, nhiều màu sắc, hình in đa dạng, và chi phí thấp.

PE

Chất liệu này có tên thương mại hay gặp là Dyneema C hoặc Spectra C. Về cơ bản, polytylen được cấu thành từ các chuỗi polyethylene siêu dài, do đó, nó có khối lượng phân tử lớn. Vải polyetylen được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế, an ninh quốc phòng. Trong vòng 20 năm trở lại đây, polyetylen xuất hiện nhiều trong các sản phẩm thể thao và ngành công nghiệp sản xuất đồ dùng ngoài trời. Tính theo tỉ lệ trên khối lượng, vải Dyneema có độ bền kéo và độ bền xé thậm chí còn cao hơn so với thép. Thêm vào đó, Dyneema có khả năng chống mài mòn đặc biệt. Ngay cả khi phải chịu một khối lượng lớn, sợi dyneema cũng không bị co giãn. Do những đặc tính kể trên, loại sợi này có thể dùng làm áo chống đạn, buồm trong thuyền. Ngoài khả năng chống tia cực tím và chống nước cao, Dyneema còn chống ăn mòn bởi hóa chất. Các thí nghiệm và thực nghiệm cho thấy, vải Dyneema không ăn thuốc nhuộm thông thường. Vì vậy, loại vải này chỉ có một vài màu cơ bản như trắng, đen và xám. Một số nhược điểm khác của dyneema là nhiệt độ nóng chảy và hệ số ma sát thấp. Tóm lại, PE là chất liệu bền chắc, khả năng ứng dụng cao.

Sợi (Yarn)

Xơ (fiber) quấn lại với nhau tạo thành sợi (yarn). Về cơ bản, sợi yarn là một bó xơ (fiber) được quấn vào ống cuộn để chuẩn bị cho việc dệt hoặc đan. Xơ (fiber) có thể được xoắn vào nhau hoặc duỗi thẳng. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất còn xử lý xơ (fiber) để đạt được độ bóng và đường kính khác nhau. Đơn vị thường dùng để cân đo khối lượng của sợi là denier (D). Nó cũng có thể coi là chỉ số tương đối về đường kính hoặc độ dày. Các sợi vải thường dùng làm balo sẽ có 210D, 420D, 600D, 900D, 1000D, 1680D*... Vải càng dày, số lượng sợi càng lớn. Số lượng sợi càng lớn, độ bền và khả năng chống mài mòn của vải càng cao. Tuy nhiên, các yếu tố như loại sợi, kiểu dệt và mật độ dệt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các đặc tính vật lý của vải.

*Lưu ý về vải 1680D : Nylon có khối lượng lớn thường được gọi là nylon “đạn đạo” vì nó được sử dụng đầu tiên để làm áo chống đạn . Vải 1680D được tìm thấy trong các hành lý máy bay, túi đựng đồ và một số vật dụng khác. Điểm chung của các loại vải 1680D là độ bền vượt trội do làm từ sợi nylon. Trong một số trường hợp, cũng có loại 1680D sợi polyester nhưng nó không bền bằng nylon. 

“Các loại vải sợi dày được cấu thành từ số lượng sợi lớn, vì vậy, nhìn chung, vải dày sẽ có khả năng chống mài mòn tốt hơn. Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng như loại sợi, kiểu dệt và mật độ dệt cũng ảnh hưởng tới tính chất vật lý của sợi”.

Có rất nhiều cách để sản xuất sợi  tổng hợp. Thông thường, các đầu phun sẽ nhả sợi ra. Loại sợi thô chưa quan xử lý ở bước này được gọi là “sợi sáng” vì sợi nhựa mịn phản chiếu ánh sáng tốt. “Sợi sáng” có khả năng chống mài mòn tốt nhất. Vì vậy các môn thể thao như leo núi thường dùng loại sợi này để sản phẩm dụng cụ hỗ trợ. Sau đó, sợi được xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Có phương pháp xử lý sợi bằng hóa chất để tẩy rửa. Hóa chất tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sợi. Khả năng phản chiếu ánh nắng bị suy giảm sau khi sợi trải qua bước này. Một phương pháp khác lại kết hợp với cách sản xuất Cordura truyền thống. Sợi đi qua các tia khí nóng. Các tia khí này là sợi hơi xoăn nhẹ. Vải có kết cấu với các lỗ khí nhỏ xen kẽ. Vải cầm nặng tay, không bị bóng và giữ độ bền theo thời gian.

Dệt Vải

Giai đoạn tiếp theo của sản xuất vải là dệt vải. Hầu hết vải balo sử dụng là kiểu vải dệt thoi (không phải dệt kim hay vải không dệt).Máy dệt sẽ đan xen các sợi dọc với các sợi ngang, hai loại sợi này đặt vuông góc với nhau. Tuy nhiên, kiểu dệt này yêu cầu tính chính xác và độ tỉ mỉ cao, vì vậy nó thường có giá thành cao. Do tiết kiệm chi phí làm balo, vải thường được dệt không cân đối. Mật độ sợi được quy định bằng cách lấy số sợi dọc nhân với số sợi ngang trong một inch vuông của vải. Mật độ dệt càng cao, vải càng bền chắc. Giao điểm sợi càng lớn, độ cứng cáp và khả năng chống mài mòn càng cao. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, kết cấu quá cứng sẽ làm giảm độ bền khi xé. Có nhiều kiểu dệt khác nhau, nhưng ba kiểu được liệt kê dưới đây là phổ biến nhất. Đó là dệt trơn, dệt kiểu ripstop và dệt chéo.

Dệt trơn

Dệt trơn là kiểu dệt cơ bản nhất. Kiểu dệt này còn được gọi là dệt 1x1 vì các sợi ngang đều giao với các sợi dọc. Vì cấu trúc đặc biệt này mà vải dệt trơn có đặc tính tự nhiên là chống mài mòn, đồng thời, các sợi vải không bị lộ ra ngoài. Cùng với mật độ sợi cao, vải dệt trơn cứng cáp và khó rách hơn. Vì lực xé sẽ truyền đều trên chiều dài sợi, lan rộng ra và tiêu tán năng lượng. Do những ưu điểm đó mà các loại balo đều ưa chuộng kiểu dệt trơn.

Dệt Ripstop

Một biến thể của dệt trơn là dệt ripstop. Trong quá trình dệt, các sợi mạnh hơn được đan xen với sợi mỏng hơn theo những khoảng cách đều đặn theo mô hình đan chéo. Ví dụ vải dệt ripstop kết hợp sợi 210D và sợi 420D. Sự kết hợp giữa hai loại sợi sẽ giúp tăng độ bền, khả năng chống xé lên gấp đôi. Ưu điểm của vải dệt Ripstop là tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng tỷ lệ thuận với nhau và các vết rách nhỏ không dễ bị lan rộng. Ngược lại nhược điểm của kiểu dệt này là những sợi dệt mạnh hơn sẽ nổi lên trên bề mặt vải ,do đó, vải dệt ripstop dễ bị mài mòn hơn so với dệt trơn truyền thống. Vải dệt ripstop được dùng cho các vật dụng trong các hoạt động dã ngoại, leo núi . Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất muốn tạo ra thiết kế riêng hoặc tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm thượng chọn vải dệt ripstop.

Dệt Đan Chéo

Kiểu dệt thường gặp tiếp theo là dệt đan chéo. Nếu các sợi dệt trơn đều có một giao điểm, các sợi dệt chéo tạo ra một giao điểm sau mỗi hai sợi. Các giao điểm nằm chéo nhau, tạo ra đường vân hình xoắn ốc hoặc hình xương cá. Những chỗ không có giao điểm dễ bị xuyên thủng hơn. Tuy nhiên, do các sợi đồng đều nên vải đan chéo vẫn chống mài tốt. Do sợi dệt chéo có số giao điểm bằng nửa so với sợi dệt trơn nên các sợi linh hoạt hơn, không bị cố định quá chặt chẽ. Do đó, vải dệt chéo mềm mại và có độ bền xé cao hơn tuy nhiên mặt hạn chế là các sợi vải dễ bị trượt và xô lệch. Vì những lý do này mà vải dệt đan chéo thường được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất quần áo. Các loại quần như quần jeans bền và thoải mái đều sử dụng vải dệt chéo. Kiểu dệt này không hay dùng trong sản xuất balo.

“Nhìn chung, mật độ dệt cao khiến vải chắc chắn hơn. Giao điểm sợi càng nhiều, vải càng cứng cáp, càng chống mài mòn. Tuy nhiên, kết cấu cứng có độ bền xé thấp hơn.”

Như chúng ta đã thấy, ta phải đánh đổi giữa những đặc tính khác nhau. Giống như việc ta muốn balo cứng cáp thì đành phải chịu độ bền xé kém hơn.

Phải nói thêm rằng, ngoài ba loại dệt trên, vải còn được dệt theo nhiều kiểu khác nữa. Sau khi được dệt, vải sẽ trải qua nhiều công đoạn xử lý khác như dàn mỏng, thêm một vài chất hóa học,

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về các loại vải.

Cuối cùng, chúng tôi tin rằng: không có loại vải nào là “tốt nhất”. Mỗi loại đều có đặc tính, ưu nhược điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Vải “tốt nhất” được quyết định bằng nhu cầu và quan điểm của người dùng hoặc nhà thiết kế.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo 091.971.9944