CÁCH VỆ SINH TÚI GIỮ NHIỆT CÓ MÙI HÔI VÀ ẨM MỐC

Túi giữ lạnh chính là vị cứu tinh mùa hè. Mọi người mang túi đi bất cứ đâu, từ đi làm, đi chơi đến đi dã ngoại, cắm trại, … Vì túi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, cặn bẩn, hơi nước, … nên rất nhanh sẽ có mùi hôi và vết nấm mốc.

Vậy làm thế nào để loại bỏ mùi khó chịu và nấm mốc?

Nhìn chung, trên một túi giữ lạnh, những bộ phận bám bẩn nhiều nhất là viền bao quanh túi, watermark (hình mờ, logo, chữ kí, …). Thêm nữa, túi có mùi hôi khó chịu và bụi bẩn bám ở mặt ngoài.

Vệ sinh túi giữ lạnh không hề khó. Bạn chỉ cần dùng đúng kĩ thuật và đồ vệ sinh chuyên dụng là có thể dễ dàng làm sạch túi.

Loại bỏ các vết nấm mốc

Túi trữ lạnh chủ yếu dùng để đựng nước, thức ăn, hoa quả. Nấm mốc ảnh hưởng xấu đến đồ ăn. Do vậy, bạn phải giữ túi đựng bên ngoài không bị nấm mốc.

Bước 1: Rửa sạch bên trong

Trước tiên, bạn hãy dùng vòi nước rửa sạch các cặn bẩn, bụi bẩn bám ở trong túi.

Bước 2: Dùng xà phòng, nước giặt hoặc baking soda

Ngoài xà phòng và nước giặt là những đồ vệ sinh cơ bản, bạn nên dùng thêm baking soda (muối nở). Nếu không có sẵn trong nhà, bạn nên ra siêu thị, tạp hóa, thậm chí là tiệm bánh mua một hộp. Hãy trộn theo tỉ lệ 3 giọt nước rửa bát hoặc nước giặt với 1 cốc (khoảng 240 ml) baking soda và khoảng 4 lít nước ấm. Sau đó, hãy dùng miếng bọt biển hoặt khăn sạch nhúng vào nước vừa pha rồi lau kĩ bên trong túi.

Bước 3: Xả sạch túi với nước lạnh

Bạn nên dùng vòi xả nước từ trên xuống dưới để bọt bẩn trôi ra ngoài.

Bước 4: Dùng thuốc tẩy

Pha một cốc (khoảng 240 ml) thuốc tẩy với khoảng 4 lít nước. Sau đó, bạn hãy thấm một miếng vải sạch vào nước tẩy để lau từ trong ra ngoài. Cuối cùng, để túi nghỉ từ 10 – 15 phút. Trong thời gian này, thuốc tẩy từ từ ngấm sâu và phát huy tác dụng.

Bước 5: Xả lần cuối

Cuối cùng, xả sạch túi dưới vòi nước lạnh. Nếu túi vẫn còn vết nấm mốc, hãy lặp lại các bước trên đến khi túi sạch.

MẸO

Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thích hợp để nấm mốc hình thành và phát triển. Ngược lại, thời tiết khô ráo và ánh nắng mặt trời là “khắc tinh” của nấm mốc. Do vậy, sau khi giặt túi, bạn nên phơi ở nơi thoáng gió và có ánh sáng nhẹ. Sau khi sử dụng, hãy phơi túi lên cao để nó khô hoàn toàn. 

Loại bỏ các vết ố

Vết ố hình thành từ vết nước và cặn bẩn tích tụ. Để loại bỏ hết các vết ố, bạn hãy làm theo những bước sau:

Bước 1: Rửa sạch bên trong

Bước đầu tiên luôn là dùng nước rửa sạch phần bên trong của túi.

Bước 2: Sử dụng giấm trắng

Bạn không nên đổ trực tiếp giấm trắng lên túi mà phải pha loãng giấm với nước ấm. Sau đó, hãy dùng giẻ sạch thấm nước giấm loãng và lau khắp trong ngoài túi. Giấm trắng thực chất là axit, do vậy giấm loại bỏ vi khuẩn, vi trùng và vết ố rất hiệu quả. Hãy để túi nghỉ một lúc để giấm trắng phát huy công dụng.

Bước 3: Xả sạch

Rửa sạch túi dưới vòi nước lạnh để loại bỏ hết phần giấm.

Bước 4: Dùng nước chanh

Ở bước này, bạn hãy bôi nước chanh nguyên chất lên các vết ố và vò sạch. Nếu vết ố vẫn còn, hãy dùng thêm nước rửa bát hoặc bột giặt.

Bước 5: Xả sạch

Tiếp tục xả sạch nước chanh bám trên túi.

Bước 6: Phơi khô

MẸO

Một số túi có khe thoát nước. Khi phơi túi, bạn đừng đóng khóa mà hãy mở khóa và khe thoát nước ra để túi nhanh khô và khô từ trong ra ngoài.

Loại bỏ mùi hôi khó chịu

Bước 1: Rửa sạch bên trong túi

Rửa sạch bên trong để bụi bẩn, cặn bẩn tích tụ trôi hết ra ngoài.

Bước 2: Chà sạch túi với nước giặt hoặc xà phòng

Bạn hãy pha loãng nước rửa bát hoặc xà phòng với nước ấm trước khi dùng miếng bọt biển, bàn chải đánh răng cũ hoặc khăn sạch để chà sạch toàn bộ túi. Sau đó, hãy xả sạch.

Bước 3: Chà sạch túi với backing soda

Tiếp theo, bạn hãy trộn baking soda với nước rồi chà sạch từ trong ra ngoài. Sau đó, hãy đậy nắm và để túi nghỉ từ một đến hai ngày trước khi rửa sạch.

Bước 4: Dùng nước chanh

Bạn cần nhúng khăn vào nước chanh và lau kỹ toàn bộ ngăn giữ nhiệt bên trong.

Bước 5: Xả sạch

Xả sạch nước chanh dưới vòi nước lạnh.

Bước 6: Phơi khô

Mở kết các khóa kéo, các ngăn túi ra và phơi túi ở nước thoáng khí đến khi túi khô hoàn toàn.

MẸO

Trong trường hợp bạn dùng túi đựng đồ sống (thịt, hải sản, rau …) thì bạn phải vệ sinh thật kĩ. Nếu bạn chỉ đựng nước ngọt, đồ ăn vặt thì chỉ cần giặt bình thường.

Loại bỏ vết bẩn, bụi bẩn

Bước 1: Rửa sạch bên trong túi

Bước 2: Dùng baking soda

Hãy trộn baking soda với xà phòng hoặc nước giặt và nước ấm. Tiếp đó, bạn dùng miếng bọt biển dày, bàn chải cũ hoặc bùi nhùi để chà sạch túi. Hãy để túi nghỉ từ 10 – 15 phút.

Bước 3: Xả sạch và lau khô

Sau khi dùng muối nở chà sạch, bạn hãy xả túi dưới vòi nước để bụi bẩn trôi đi. Sau đó, bạn lấy khăn sạch và lau toàn bộ túi, đặc biệt là khu vực bên trong.

Bước 4: Dùng miếng tẩy rửa/ cọ rửa chuyên dụng

Bạn có thể dùng miếng tẩy Magic Eraser của Mỹ hoặc các miếng tẩy rửa của Nhật hay Thái Lan để lau kĩ từ trong ra ngoài.

Bước 5: Rửa sạch

Sau khi đánh bật bụi bẩn ra khỏi vải, bạn hãy rửa sạch túi và lau khô sơ qua bằng khăn sạch.

Bước 6: Phơi khô

Cuối cùng, bạn hãy treo túi lên và phơi ở chỗ thoáng mát.

Tần suất vệ sinh túi trữ lạnh

Nhìn chung, bạn không cần giặt túi quá thường xuyên, trung bình 1 – 2 lần/năm là đủ. Tuy nhiên, nếu túi quá bẩn hoặc bám mùi, bạn nên giặt nhiều lần hơn.

Nếu túi dùng để đựng thịt, hải sản sống thì bạn phải làm sạch cẩn thận. Vì thịt sống chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi túi không giặt thường xuyên, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và bám vào những phần thịt cá tiếp theo, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lời kết

Túi trữ lạnh bẩn và có mùi, trước tiên, sẽ ảnh hưởng đến đồ bên trong, sức khỏe của bạn, nó còn khiến cho những người khác mất thiện cảm với đồ ăn. Do vậy, bạn hãy dành một chút thời gian và công sức để vệ sinh túi nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo 091.971.9944