Mẹo Giúp Bạn Chọn Và Giữ Gìn Khóa Kéo Balo Không Bị Hỏng

Để tìm được một chiếc balo phù hợp, bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Ngay cả như vậy, rất có thể bạn vẫn không tìm được chiếc balo ưng ý. Cũng chính vì lý do này mà một số người sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mua được một chiếc balo chất lượng. Những chiếc balo đó giống như một người đồng hành trung thành sẽ ở bên bạn rất nhiều năm.

Khi chọn mua balo, bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố, từ dung tích, sức chứa, vải may, đường may … Tuy nhiên, có một bộ phần mà hầu hết mọi người đều bỏ quên, và nếu bộ phận này bị hỏng, balo thường không thể đựng đồ hay sử dụng cho bất kỳ hức năng khác ,đó chính là dây khóa kéo balo.

Cách chọn khóa kéo balo

Đầu tiên, bạn nên tự hỏi bản thân xem mình sẽ dùng balo để làm gì. Có những người dùng balo để đựng đồ đi làm, đi học hoặc mang đồ đạc, quần áo, thực phẩm khi đi cắm trại, du lịch. Từ đó bạn có thể chọn loại balo có khóa kéo phù hợp với mục đích của mình.

Khóa kéo dùng cho balo có thể chia ra làm ba loại, mỗi loại khóa kéo lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

1. Dây khóa kéo phao

Thông thường, những balo chuyên dụng như balo cắm trại hay balo phượt sẽ dùng khóa kéo đúc bằng nhựa. Các răng cưa nhựa được đúc riêng biệt trước khi liên kết lại thành một đường ray hoàn chỉnh.

Ưu điểm

  • Khóa kéo chủ yếu được làm từ nhựa polythylene và polyacetal. Do đặc tính của hai loại nhựa này nên đường ray cực kì bền, đồng thời khả năng chống mài mòn rất tốt.
    • Khóa không bị bám bụi, vì vậy các nhà sản xuất balo thường dùng khóa kéo nhựa để gắn vào balo phượt hay balo du lịch.

    Nhược điểm

    • Nhược điểm duy nhất của khóa kéo nhựa là khi một chiếc răng bị hỏng, toàn bộ dây kéo sẽ không dùng được. Vậy nên, khi kéo khóa, bạn không nên dùng lực quá mạnh.

    2. Dây khóa kéo kim loại

    Khóa kéo này có lịch sử phát minh lâu đời, khóa đã được sử dụng từ những năm 1800.

    Ưu điểm

  • Khóa kéo tương đối chắc chắn.
  • Nhược điểm

  • Do làm từ kim loại nên khóa dễ bị rỉ sét và ăn mòn theo thời gian.
  • Các dây kim loại dễ bị mắc vào quần áo và da.
  • Khóa kéo kim loại có khối lượng nặng hơn nhiều so với dây đúc bằng nhựa hoặc dây khóa cuộn.
  • 3. Dây khóa kéo nhựa

    Khóa kéo nhựa còn được gọi là dây khóa kéo nylon, bởi vì nylon chính là chất liệu đầu tiên làm ra khóa nhựa. Tuy nhiên, nylon lại bộc lộ nhiều điểm yếu, do vậy hiện nay khóa nhựa chủ yếu làm từ chất liệu polyester.

    Ưu điểm

  • Giá thành rẻ, bề mặt mịn, không thấm nước. Khóa kéo mềm dẻo, kéo rất dễ dàng.
  • Loại khóa này ít bị vướng hay mắc vào quần áo, tóc và da.
    • Các khóa trượt có nhiều thiết kế độc đáo, người mua có thể tự chọn theo sở thích và phong cách riêng.

    Nhược điểm

  • Loại khóa kéo này dễ bị bẩn nên phải vệ sinh thường xuyên.
  • Giữ gìn dây khóa kéo không bị hỏng

    Sau mỗi lần sử dụng, balo sẽ bị hao mòn đi một chút vàhóa kéo chính là bộ phận bị hao mòn nhiều nhất. Tích tụ từ việc sử dụng ngày này qua ngày khác, sẽ đến một ngày khóa kéo bị hỏng. Do vậy, để kéo dài thời gian sử dụng, bạn phải giữ gìn dây khóa kéo thật cẩn thận. Dây khóa kéo càng bền, balo càng sử dụng được lâu.

    Cẩn thận với đường ray

  • Không nên buộc bất kì thứ gì vòng qua đường ray. Vì dây buộc dễ bị mắc vào các răng cưa. Những vật cản này sẽ khiến khóa trượt không thể kéo qua các răng cưa và bị kẹt. Nếu không may có cái gì rơi vào đường ray, hãy lấy đầu kim hoặc những thanh kim loại mỏng kéo vật cản ra.
  • Nếu vẫn không kéo khóa được, bạn nên dùng bàn chải đánh răng cũ thoa một ít giấm lên chỗ kẹt. Giấm có tính axit, sẽ ăn mòn một ít vật liệu và làm răng cưa lỏng ra một chút.
  • Không mang quá khối lượng tối đa của balo

    • Mặc dù bạn có thể nhồi nhét khá nhiều đồ vào balo điều đó khiến cho khối lượng chung vượt quá khối lượng tối đa mà balo mang được. Thế nhưng, đồ đạc chất đống, chật ních trong balo sẽ khiến dây khóa chịu áp lực cực lớn, khóa kéo dễ bị giãn ra gây ra việc gãy và đứt khóa kéo.
  • Bạn có thể dùng sáp nến hoặc nước xà phòng làm chất bôi trơn để khóa trượt lúc nào cũng trơn tru.
  • Giữ khóa kéo sạch sẽ

  • Bạn có thể dùng bàn chải cũ chà một vài giọt xà phòng hoặc nước sạch lên bề mặt dây khóa kéo.
  • Lấy hết bụi bẩn bám trên khóa balo.
    • Nếu không may balo dính đồ uống hoặc nước sốt, tốt nhất, bạn nên giặt sạch và phơi khô ngay lập tức vì muối và nước có ga ăn mòn các dây kéo kim loại rất nhanh.

    Dây khóa kéo có thể gặp những trường hợp hỏng nào? Cách khắc phục cho từng trường hợp

    Dây khóa kéo có thể gặp rất nhiều trường hợp hư hỏng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Những người không chuyên thường chỉ có thể sửa được một vài loại khóa kéo thông dụng và đơn giản. Nếu muốn sửa những khóa kéo phức tạp, bạn cần nhờ tới thợ may hoặc người chuyên sửa khóa. Ngay cả khi nhờ tới chuyên gia, nhiều loại khóa vẫn không thể sửa được.

    Những trường hợp Hưng Thịnh liệt kê dưới đây hầu hết là những trường hợp đơn giản nhưng lại rất phổ biến. Tuy nhiên có những cách giải quyết chỉ mang tính chất tạm thời, giúp balo gắng gượng một thời gian ngắn và bạn phải mua cho mình một chiếc balo mới.

    1. Dây khóa bị kẹt

    Dây khóa bị kẹt là một những những vấn đề mà balo thường gặp nhất. Hầu hết chúng ta đã ít nhất một lần gặp phải trường hợp này. Phần lớn những khóa kéo bị kẹt đều sửa rất dễ, điểm mấu chốt là bạn phải làm đường ray trơn trượt hơn.

    Bạn có thể dùng xà phòng rửa bát hoặc nước giặt quần áo thoa lên đường ray bị kẹt và kéo khóa. Sau đó, hãy kéo khóa trượt qua lại để nước xà phòng bôi trơn toàn bộ đường ray. Nếu không muốn balo bị dính nước xà phòng, bạn có thể lấy sáp nến hoặc bút chì bôi một lớp lên đường ray và khu vực khóa trượt bị kẹt. Bột than chì khi đi vào khe hở của khóa trượt và các răng trên đường ray sẽ làm giảm ma sát và giúp khóa hoạt động bình thường. Những cách làm này đều vô cùng hiệu quả.

    Tuy nhiên, nếu khóa vẫn bị mắc kẹt, bạn hãy thử ngâm và giặt balo bằng nước giặt. Trong khi ngâm, bạn nên cố kéo khóa để nó trơn tru trở lại.

    2. Răng trên đường ray bị cong hoặc lệch

    Nếu bạn đã thử những cách ở trên nhưng khóa kéo vẫn bị kẹt thì rất có thể răng trên dường ray có vấn đề.

    Khi bạn dùng balo lâu, tác động vật lí (tác động lực, nhiệt) và hóa học sẽ làm các răng cưa bị cong hoặc lệch. Các răng không khớp với nhau, do vậy, khóa kéo không thể kéo được. Những chất bôi trơn như nước xà phòng, sáp nến hay bột than chì đều không có tác dụng.

    Trong trường hợp này, bạn đừng cố kéo khóa vì răng cưa không thể trở lại hình dạng ban đầu, thậm chí còn bị cong vênh hơn trước. Trước hết, bạn hãy kiểm tra xem có sợi vải hay sợi chỉ nào bị vướng vào khóa hay không. Nếu có, bạn hãy lấy một cây kim dài lấy chỉ ra. Sau đó, vẫn dùng cây kim đó để xếp lại các răng cưa bị lệch. Bạn khéo léo uốn cong răng cưa trở về đúng vị trí hoặc gần với vị trí ban đầu nhất, làm tương tự với các răng khác.

    Khi hai hàng răng cưa trông có vẻ đều, bạn nên nhẹ nhàng kéo khóa qua lại để kiểm tra và định hình răng cưa.

    3. Khóa trượt rơi ra khỏi đường ray

    Ngay cả khi đường ray không có bất kì răng cưa nào bị cong vênh, khóa trượt vẫn có thể đi chệch đường ray nếu bạn dùng balo lâu năm. Điều này có thể do chất lượng khóa kéo kém, thiết kế không tốt, lực kéo khóa quá mạnh hoặc có nhiều vật cản (như chỉ thừa, vải thừa, bụi bẩn, …) trên đường ray.

    Cách sửa không quá phức tạp. Trước tiên, bạn kiểm tra lại đường ray và khóa trượt một lượt, xem có cái gì chặn ngang hay không. Nếu không có gì cản trở, bạn chỉ cần đặt khóa lại vào đúng chỗ và kéo như bình thường.

    Bạn đặt khóa ở vị trí “đầu mở” của đường ray bằng cách kéo khóa đóng balo lại. Mỗi đầu đường ray thường sẽ có một miếng kim loại nhỏ hoặc một miếng nhựa, ngăn không cho khóa trượt đi quá đường ray. Tiếp đó, hãy cố lắp một đầu đường ray vào đầu còn trống của khóa trượt và kéo từ từ. Sau khi sửa xong, khi sử dụng balo bạn lưu ý không nên kéo khóa quá mạnh.

    4. Đường ray bị hỏng

    Trường hợp này khá phức tạp. Nếu đường ray bị hỏng, bạn phải thay đường ray mới. Để chọn đường ray thích hợp, hãy xem khóa kéo của bạn có hợp không. Để sửa đường ray, bạn nên mua một bộ sửa chữa chuyên dụng trước khi lắp thêm một đường ray.

    Đầu tiên, bạn phải tháo đường ray hỏng ra bằng cách cắt nút chặn ở hai đầu và tháo chỉ khâu. Cố gắng làm thật tỉ mỉ, không để các răng cưa bị hỏng. Cuối cùng, bạn khâu hoặc dính đường ray mới vào vị trí đường ray cũ.

    5. Khóa trượt bị hỏng

    Nhiều khóa trượt làm bằng kim loại không giữ được độ dẻo mà bị giòn đi theo thời gian sử dụng. Do đó, khi va đập mạnh hoặc chịu lực quá lớn, đầu trên của khóa trượt bị bung ra. Bạn không thể dùng tay kéo khóa như bình thường nhưng vẫn có cách xử lý vấn đề này rất đơn giản.

    Nếu bạn có sẵn một chiếc móc khóa hoặc một cái kẹp giấy, hãy lắp nó vào khóa hỏng và kéo lại như thường. Một số người còn dùng sợi vải mảnh thắt nút để thay thế. Cách này không chỉ hiệu quả mà còn rất độc đáo.

    Nhưng bạn nên nhớ, những mẹo nhỏ phía trên chỉ mang tính “chữa cháy tạm thời”. Nếu muốn khóa không bị hỏng lần hai, tốt nhất bạn nên nhờ các cô thợ may hay thợ sửa khóa kéo sửa lại.

    Lời kết

    Cho dù bạn đã rất cẩn thận nhưng theo thời gian sử dụng, khóa kéo vẫn sẽ bị hỏng, chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Phần lớn các vấn đề liên quan đến khóa kéo đều có thể tự sửa được. Do vậy, trước khi đi chơi xa hay đi phượt, bạn nên đọc qua và ghi nhớ những mẹo ở phần trên. Chắc chắn sẽ đến một ngày bạn sẽ cảm ơn bản thân vì đã chuẩn bị từ trước.

    Rate this post

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Zalo 091.971.9944