Cách Sắp Xếp Balo Đi Học

Bạn đã từng nghĩ đến việc sắp xếp đồ đạc thông minh chưa? Một chiếc balo gọn gàng khiến người đeo cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng thực sự khi đứng trước hàng tá đồ đạc lộn xộn, phần lớn mọi người đều không biết nên bắt đầu từ đâu.

Nếu bạn đang cảm thấy hoang mang và bối rối thì bài viết này chính là dành cho bạn. Chúng tôi đã chia việc sắp xếp đồ đạc ra thành nhiều bước nhỏ. Bạn chỉ cần tập trung hoàn thành từng bước.

Phần 1: Chọn một chiếc balo chất lượng

1. Quy định của trường học

Trước khi mua balo mới, bạn nên xem trước quy định của trường. Một số trường học quy định học sinh buộc phải dùng một số loại balo nhất định. Ví dụ như ở Nhật Bản, Bộ Giáo dục quy định học sinh tiểu học phải đeo balo chống gù. Nhiều trường học cấm không dùng balo có bánh xe. Khi dùng balo có bánh xe, các bạn học sinh không cần phải mang khối lượng nặng trên lưng. Nhưng balo cồng kềnh dễ khiến các bạn khác vấp ngã, nhất là khi đi trên hành lang nhỏ hẹp.

2. Chọn mua balo

Balo có rất nhiều kiểu dáng và kích thước cho bạn lựa chọn. Các bạn học sinh thường dùng balo bình thường, túi đeo chéo hoặc balo có bánh xe. Để chọn được một chiếc balo chất lượng, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau: vải may, lớp đệm, kích thước, dây đai.

  • Chất liệu
  • Các nhà sản xuất thường dùng vải nylon và vải polyester để may balo. Cả hai loại vải này đều bền chắc, chống mài mòn và chống nước khá tốt. Ngoài chất liệu nhân tạo, balo còn làm từ sợi tự nhiên như bông, đay. Sợi vải tự nhiên rất thân thiện với môi trường.

  • Lớp đệm
  • Nếu dùng balo thông thường, bạn nên chọn balo có lớp đệm. Đệm phải dày và xốp. Khi ấn mạnh xuống, phần đệm ngay lập tức bật lên và trở lại hình dạng ban đầu. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ đệm có chất lượng cao.

    3. Kiểm tra khóa kéo và tấm phản quang

    Khóa kéo mới chính là yếu tố quyết định thời gian sử dụng của balo. Một khi khóa kéo bị hỏng, không thể sửa được, bạn chỉ còn cách bỏ balo đi. Vì vậy, khi mua balo, hãy kéo thử nhiều lần để kiểm tra khóa. Khóa kéo trơn tru và không bị vướng vải là tốt nhất. Balo còn dùng loại khóa dán. Tuy khóa dán không bị kẹt nhưng khi dùng nhiều lần, độ dính giảm đi rất nhiều.

    Ngoài ra, nếu bạn hay đi về muộn vào buổi tối hoặc buổi đêm, bạn nên dùng balo có tấm phản quang. Ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu, miếng phản quang vẫn phát huy tác dụng.

    4. Balo phải vừa với vóc dáng và tạo cảm giác thoải mái cho người đeo

    Balo không được quá to cũng không được quá nhỏ. Balo phải nằm gọn trên lưng, dưới vai và trên đỉnh hông khoảng 5 cm. Thêm nữa, nếu bạn mảnh mai, bạn nên dùng túi size bé. Vì túi quá to khiến cho bạn trông nhỏ đi rất nhiều. Ngoài ra, màu sắc và kiểu dáng của balo cần phải hợp với tủ đồ của bạn. Vì lý do này mà bạn nên dùng balo có màu sắc trung tính với thiết kế cơ bản.

  • Lúc thử balo, bạn nên đặt một vài đồ thường dùng vào để có được cảm nhận chân thực nhất.
  • 5. Đeo thử balo trước khi mua

    Khi đeo thử balo, bạn hãy tập trung vào dây đeo vai, dây đai hông, dây đeo xương ức và dây nâng tải. Dây đeo vai phải rộng và có lớp đệm dày. Khi đó, dây sẽ phân bổ khối lượng tốt hơn. Dây đai hông và dây đeo trước ngực là phụ kiện bổ trợ, vừa chia đều áp lực vừa giữ balo ổn định trên lưng. Đối với túi đeo chéo, bạn nên chọn loại túi có thể đeo ngang ngực được.

    6. Sức chứa của balo

    Sức chứa của balo rất quan trọng. Nếu balo có dung tích nhỏ, nó sẽ không đựng đủ đồ, ngược lại, balo quá lớn lại lãng phí không gian. Để ước tính dung tích balo, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ đựng những thứ gì. Những đồ này chiếm không gian như thế nào và nặng bao nhiêu? Để dễ hơn, bạn nên nhìn vào trong balo và tưởng tượng vị trí của mỗi đồ đạc.

  • Ngăn chính nên đựng sách vở, kẹp tài liệu.
  • Ngăn bé có khóa bên ngoài dùng để đựng căn cước công dân, bút chì, điện thoại, …
  • Ngăn có lớp đệm dày sẽ dùng để đựng máy tính xách tay.
  • 7. Đầu tư mua một chiếc balo chất lượng

    Một chiếc balo chất lượng cao chính là khoản đầu tư xứng đáng. Balo dùng được rất nhiều năm. Nếu gộp chung số tiền thay balo mỗi khi hỏng, bạn sẽ thấy con số này không hề nhỏ. Mua nhiều balo mới thực sự rất tốn kém. Balo tốt thường được bảo hành trọn đời. Nếu balo bị hỏng khóa hay dây đeo, bạn có thể đưa đến nhờ nhà sản xuất sửa.

    Lands’ End, Eastpak, L.L. Bean, JanSport, và REI chính là những thương hiệu balo hàng đầu thế giới.

    Phần 2: Sắp xếp đồ dùng vào balo

    1. Lên danh sách những đồ sẽ mang đi học

    Từ thời khóa biểu, bạn có thể lên danh sách những đồ mình cần mang hàng ngày. Ngoài ra, khi cảm thấy thiếu hoặc thừa, bạn vẫn có thể sửa lại danh sách. Lần sau, bạn chỉ cần theo đúng danh sách mà xếp đồ, không tốn thời gian suy nghĩ.

    2. Sắp xếp đồ dùng vào balo

    Trước tiên, bạn phải chia đồ đạc theo từng nhóm. Bạn có thể chia ra thành 3 nhóm: sách vở và tài liệu; đồ dùng học tập và các đồ dùng khác. Bạn cũng có thể chia theo kích thước, màu sắc, môn học, …

    3. Đặt đồ dùng học tập vào hộp bút

    Bút chì, bút bi, tẩy, gọt bút, … đều là những đồ dùng học tập cần thiết. Vì những đồ này khá nhỏ nên thường bị lạc mất. Vì vậy, bạn nên cho hết những đồ này vào hộp bút.

    4. Xếp sách giáo khoa vào trước

    Sách giáo khoa thường to, nặng và tốn nhiều không gian nhất. Vì vậy bạn nên xếp nó trước. Sách giáo khoa sẽ ở trong ngăn chính của balo. Hãy giữ sách ở gần và tựa vào lưng.

    5. Để tất cả các giấy tờ vào kẹp tài liệu hoặc túi trong suốt

    Giấy tờ và tài liệu in rất dễ bị nhàu nát. Đầu mỗi năm học, các bạn học sinh cầm theo khá nhiều giấy tờ thủ tục và bài tập in. Khi xếp tất cả những thứ này ở chung một chỗ, bạn không cần tốn thời gian và công sức tìm kiếm.

  • Ghi thêm thông tin cá nhân lên kẹp tài liệu. Chẳng may kẹp bị thất lạc, người nhặt được có thể nhờ tên, số điện thoại hay địa chỉ ghi trên kẹp mà trả lại người mất.
  • Những bạn học sinh tiểu học chưa có thói quen xếp giấy tờ vào kẹp tài liệu. Vì vậy, cha mẹ nên hưỡng dẫn và quy định kẹp tài liệu để con sắp xếp đồ vào đó.
  • 6. Xếp đồ vào ngăn chính

    Bạn tiếp tục đặt vở ghi, sổ ghi chép, … lên trước sách giáo khoa. Nếu balo có hai ngăn chính, bạn nên tách một ngăn ra để đựng sách giáo khoa, ngăn còn lại thì đựng vở ghi. Những đồ lớn xếp vào trước, đồ nhỏ xếp vào sau.

    7. Xếp những món đồ nhỏ

    Hộp đựng bút và đồ dùng học tập nên ở phía trước, cách xa lưng của bạn mà gần với mặt trước balo. Nếu ngày hôm đó cần dùng bút chì màu hay màu vẽ, bạn nên đựng vào một túi riêng, tách biệt với đồ dùng hàng ngày.

    8. Các thiết bị điện tử

    Mỗi trường lại có một quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung học sinh tiểu học không được mang theo các thiết bị điện tử thông minh. Càng lên những lớp lớn, nhu cầu sử dụng càng lớn, trường cấp ba mới cho học sinh mang theo máy tính bảng hoặc máy tính. Nhiều balo có thêm một ngăn đệm dày để đựng laptop. Điện thoại thường ít bị cấm nhưng các bạn học sinh không được để chuông.

    Phần 3: Một số đồ dùng khác

    1. Các loại thuốc

    Một số bạn học sinh bị hen suyễn cần phải mang theo ống hít phòng trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn bị dị ứng thời tiết hay đang phải uống thước, hãy thêm vào danh sách những thứ cần mang.

    2. Bình nước

    Mặc dù trường học có bình nước nhưng bạn vẫn nên mang theo một bình nước cá nhân. Khi mang theo bình nước, bạn phải nhớ đóng nắp thật chặt, không để nước rò ra ngoài.

    3. Đồ ăn nhẹ

    Các bạn học sinh, nhất là học sinh tiểu học chạy nhảy và hoạt động rất nhiều. Đồ ăn nhẹ bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vì chọn bim bim hay bánh kẹo, bạn nên mang theo hoa quả hoặc thanh protein.

    4. Đồ vệ sinh cá nhân

    Bộ đồ vệ sinh gồm có nước rửa tay khô, lược, bàn chải, băng vệ sinh (cho nữ), kem dưỡng, … Bạn nên đựng tất cả những đồ này vào một chiếc túi nhỏ và đặt vào ngăn riêng, tách biệt với sách vở.

    5. Quần áo

    Mang thêm quần áo phòng khi bạn bị dính nước, đồ ăn hoặc chất bẩn. Bạn nên cho quần áo vào một chiếc túi riêng và để vào ngăn trống trong balo.

    6. Dùng tủ đựng đồ cá nhân

    Nhiều trường đã bắt đầu lắp đặt thêm hệ thống tủ đựng đồ cá nhân. Bạn có thể trang trí tủ theo sở thích của mình, đồng thời để quần áo dự phòng, đồ vệ sinh cá nhân hay thuốc vào trong này thay vì mang đi mỗi ngày.

    7. Kiểm tra balo sau cùng

    Sau khi xếp hết tất cả đồ đạc vào trong balo, bạn hãy thử đóng khóa và nhìn xem khóa có bị căng giãn không. Nếu bạn cố nhồi nhét thêm nhiều đồ vào balo, balo sẽ bị căng ra quá mức. Khóa kéo phải chịu áp lực cực lớn, nên dễ bị bung ra. Hơn nữa, quá nhiều đồ đạc sẽ làm tăng khối lượng chung của balo, khiến vai và lưng mệt mỏi.

    Rate this post

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Zalo 091.971.9944